Thursday, February 17, 2011

THỜI ĐIỂM ĐÁP ỨNG CƠN KHÁT CỦA NGƯỜI TRẺ

Tác giả: Lm. Trần Cao Tường


Những người có dịp lăn lộn với giới trẻ đều khám phá ra một điều: chúng thực sự thèm khát một cái gì sâu xa hơn. Thời điểm đã chín mùi, chỉ cần có những bàn tay góp phần tạo được cơ hội thuận tiện là đáp ứng được liền. Đây là hình ảnh những người trẻ vùng New Orleans, đang tươi cười vui vẻ sau một cuối tuần đến với khóa tĩnh tâm "Come and See" (Hãy Đến Mà Xem) tại nhà tĩnh tâm Ave Maria ở Lafitte, Louisiana. Dấu chỉ gì vậy đàng sau biết bao đổ vỡ và nổi loạn của tuổi trẻ?

SỨC ÉP THÔI THÚC LÊN CƠN THÈM KHÁT

Cách đây không lâu tờ Newsweek đã dành cả một số đặc biệt đề cập tới hiện tượng "Bệnh Giới Trẻ Chán Đời" (Teen Depression). Hình bìa là một đứa con gái đang ngồi ủ rũ với bộ mặt chán chường, mới 14 tuổi thôi mà em đã muốn chết, bên cạnh là một đống đồ chơi và máy móc của con nhà giầu với hàng chữ: "Ba triệu đứa trẻ bị chứng bệnh này. Bạn có thể làm gì."

Bên trong là một loạt bài và hình ảnh thê thảm hơn. Một em trai đang đứng, mặt sưng lên một đống. Nó mặc cái quần rộng "thênh thang thuyền về" chẳng giống con giáp nghệ thuật nào cả. Bài báo nêu câu hỏi: Tuổi Trẻ Tức Tối: bệnh hay chỉ là sưng mặt? (Teen Angst: Sick or Just Sullen?)

Có thể nó đang tức giận, vì dù nó đã được nhiều thứ thừa mứa, nhưng vẫn chưa đủ và chưa thỏa mãn. Hình như càng vơ thêm càng thiếu. Đồ này mua chưa xong đã bị lỗi thời. Vì kìa, mấy tên bạn đã có điện thoại di động loại tân tiến nhất có chụp hình được mà thật gọn để gọi cho bồ tiện dụng quá chừng; mấy loại máy mới ra thật là hấp dẫn. Rồi kiểu quần mới, áo mới, giầy mới, suốt ngày cứ chọc vào mắt qua tivi. Ở nhà thì đã đành, nhưng mỗi lần đi học là muốn điên lên. Vì học sinh trường công ăn mặc tự do, còn hơn cả mấy cái "fashion show" biểu diễn y phục thời trang ở New York! Thế là đâm bất mãn vì chưa được bằng nhiều đứa. Chúng nó "ngầu" (look cool) quá chứ! Vậy là đi học về là thấy mặt cứ sưng lên, rồi sinh chán đời. Nó đâu cần biết cha mẹ nó đầu tắt mặt tối kéo cầy tối đa mà không làm sao đuổi kịp cái đà mua sắm leo thang.

THỬ NHÌN VÀO MỘT THẢM KỊCH

Hiện tượng giới trẻ buông thả, bung phá thác loạn thì thật rõ. Có mặt mọi nơi, từ các ngóc ngách phố phường cho đến bên trong trường học, và đang len lỏi vào tận mỗi gia đình.

Kìa, tờ báo địa phương vừa đăng tin về cơn sốt Rave mới toanh. Ðó là tên đặt cho một trào lưu vừa phát khởi, cách đây mấy năm còn trong bóng tối, nhưng nay đã công khai ra mắt. Tạm gọi là Tụ Hội Lên Cơn Rửng Mỡ, nơi tạo ra những cảm giác mê ly ngây ngất bằng đủ mọi loại thuốc từ ma túy đến những loại tạo ảo giác mới như LSD, MDMA...

Buổi tụ hội đã được chuẩn bị cả mấy tháng, đám trai gái choai choai từ nhiều tiểu bang kéo về. Cả ngàn đứa ăn mặc lố lắng không thể tả đã chầu chực ở trước rạp từ tối, dù mãi 10g mới mở cửa. Và sau đó là một cảnh buông thả được tờ báo kể lại một cách rất chi tiết. Khói thuốc đủ loại bắt đầu bốc tỏa ám ảnh thôi miên. Ánh sáng đủ màu chớp chớp giật giật từ nhiều phía theo điệu nhạc inh ai nhức óc làm bung cả thần kinh. Cả một đám trẻ như một bày thú được xua vào rừng, được kích thích cùng độ bằng những phương tiện kỹ thuật cao độ nhất, để sống với những bản năng thú vật trong một điệu thác loạn nhất. Nhiều đứa đạt ảo giác trong cơn thuốc ngất đi theo nhịp nhảy. Ðám trẻ đúng là được bơm đẩy lên cơn, rầm rập suốt đêm như vậy với mồ hôi nhễ nhãi và cơn khát cùng độ cho tới 6g sáng thì mới bắt đầu gục xuống và tàn lịm đi.

Kết quả là 26 đứa phải chở đi nhà thương vì quá độ thuốc. Mãi thì cảnh sát mới khám phá được và ra tay can thiệp. Những đứa còn lại thì vật ra nằm ngổn ngang như những đống thịt thiu bầy hầy, với những con mắt lờ đờ vô hồn. Một số đứa ngồi phờ phạc chờ một ngày mới bắt đầu mà không biết sẽ đi đâu và làm gì. Và quang cảnh hội trường thì không thể tưởng tượng được là bẩn thỉu và nhớp nhúa tới cỡ nào. Rác rưởi tràn ngập và mùi xú uế xông lên nồng nặc đến nôn ọe.

DẤU CHỈ NÀO TỪ MỘT THẢM KỊCH?

Ðây mới chỉ là một trong muôn vàn nét khác nhau của thảm kịch tuổi trẻ. Nền văn minh nào đã đưa đám trẻ đến mức độ này?! Bao người đang trăn trở tìm câu trả lời đàng sau những hiện tượng điên loạn. Giữa những lên cao vênh mặt của trí tuệ loài người mà số trẻ tự tự bây giờ đã lên mức quán quân. Những vụ bắn vào nhà trường, những băng hoại luân lý, những đổ vỡ gia đình và xã hội đã khiến những người lạc quan nhất cũng phải giơ tay lên than trời. Phản ứng thì cũng rất khác nhau. Có người đổ tội, kết án; có người chỉ biết than trách hay buông xuôi...

Hiện tượng giới choai choai tự tử nhiều cũng có thể là biểu hiện cho sự tự hủy diệt như chủng loại khủng long cách đây ba trăm triệu năm về trước, nếu không mở được con đường nào khác hơn. Ðây có thể là điềm muốn đóng cửa trần gian. Không còn gì để sống, không còn gì để hy vọng, không còn một bám víu nào của niềm tin mà đặt nền cho văn minh, không có một căn bản nào để đánh giá đúng hay sai, khi con người chỉ luẩn quẩn với những chộp giật hạ đẳng mà bất cứ con vật nào cũng đang tranh nhau như kiểu đàn gà tranh mồi và tranh gáy. Nghĩa là nền văn minh này đang làm cho chủng loại người thụt lùi lại thành vượn cổ sơ chứ không tiến hóa như giả thuyết Darwin.

Ðã đến lúc nhiều người nhận ra rằng thảm kịch tuổi trẻ chính là sản phẩm do cả một nền văn minh đương đại chế tạo ra, là hậu quả tất yếu của cả một hệ thống tư duy biến thành thể chế và nếp sống. Những mánh khóe chính trị, những lừa bịp con buôn, những chộp giật xã hội. Tuổi trẻ là những con mồi, là những nạn nhân, là những sản phẩm đồng loạt. Có thể nói, nền văn minh hiện đại được xây trên bộ "kinh tin" con người chỉ là một con vật, từ duy lợi như John Dewey đến duy vật Karl Marx. Cả hai cùng có một mẫu số chung: con người không cần một chiều kích linh thiêng nào cả. Người đúng là một con vật chỉ biết tranh mồi cho lợi tức gia tăng, dù có dùng ngôn ngữ vĩ đại nào đi chăng nữa.

Con người sinh ra có xác mà lại có con tim biết lúc lắc, có cái hồn biết vươn lên vô hạn. Thế là chỉ tìm cách nhét đầy cái bao tử xem ra cũng không đủ. Cơn đói khát tinh thần còn khủng khiếp hơn. Không thể làm con đà điểu chui đầu vào cát được rồi.

NHỮNG DẤU CHỈ TƯƠI SÁNG TỪ CƠN ĐÓI KHÁT

Thật biết ơn những bàn tay đang nỗ lực trồng được những nhóm trẻ làm nhân (core group) có sức ảnh hưởng tốt lây lan rất nhanh nơi người trẻ. Đây mới đúng là đáp ứng được cơn đói khát sâu xa của người trẻ. Chúng thật đáng thương, vì là nạn nhân của xã hội, với cả một hệ thống thôi thúc lên cơn thèm khát vật chất không bao giờ thỏa đến buồn nôn. Chúng cần phải được nâng đỡ để mở ra một nhãn quan mới, thoát ra khỏi cái sức ép dễ sợ kia. May thay, nhiều tâm hồn sau những thừa mứa vẫn cảm thấy còn đói khát thực sự. Cơn đói khát tinh thần này thật có phúc:

“Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó, vì nước Thiên Chúa là của anh em. Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải đói, vì Thiên Chúa sẽ cho anh em được no lòng. Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ phải khóc, vì anh em sẽ được vui cười." (Luca 6:20-21)

Tại vùng tôi ở, hai chương trình được đẩy mạnh là Cana và Ephata. Khóa Cana cuối tuần dành cho những cặp sửa soạn lấy nhau, được tổ chức dưới hình thức một khóa tĩnh tâm. Từ gần mười năm qua, kết quả thấy được rất rõ nơi những gia đình trẻ, ý thức và hăng say dấn thân tiếp tay xây dựng cộng đồng.

Khoá Ephata dành cho lớp 11 chuẩn bị Thêm Sức, từ sáng kiến của phong rào Linh Thao Đồng Hành, đặc biệt khởi đầu với cha Nguyễn Hùng, dòng Tên. Rồi sau đó mỗi địa phương tự điều động lấy. Những anh chị lớn trong phong trào linh thao nhóm Lên Đường New Orleans đã góp công rất lớn cho việc tiếp nối và lớn lên của chương trình này thành công tại thành phố này cả chục năm nay. Những nhóm Trẻ thành hình và hoạt động như Phượng Hoàng, Phù Đổng, Trường Sơn... với những cuộc họp mặt của gia đình Đồng Hành vào mùa hè hay những khóa tĩnh tâm tăng trưởng. Và khi trở về với cộng đoàn giáo xứ, những người trẻ này đang là những hòn đá góp phần dựng xây trong nhiều sinh hoạt.

Những năm gần đây lại thêm một cơ may nữa: Chúa gửi linh mục Đỗ Bá Long, dòng Thánh Thể, đến tiếp nối những khóa Ephata bằng những khóa lớn lên dần là "Come and See", rồi "Thalithakoum" và sẽ tiến tới "Maranatha".

KẾT và MỞ

Đứng trước căn bệnh thời đại và những khó khăn của tuổi trẻ bây giờ bạn phải làm gì?

Kêu ca, than trách hay chỉ tay đổ tội hay chờ người khác làm phép lạ thì một ngàn năm nữa vấn đề vẫn còn nằm đấy, và có lẽ sẽ tệ thêm. Tôi vẫn thích cách thức của Mẹ Têrêsa là bắt đầu bằng một việc, với một người trẻ, rồi hai, ba... thành một nhóm nhân, đáp ứng đúng nhu cầu tinh thần theo được cảm quan tươi mát của thời mới. Cứ thế mà trồng. Một năm, rồi hai năm, ba năm. Khoảng năm năm thì cây mới thấy mọc và trổ hoa kết trái. Tự nhiên có sức lây lan tích cực, những gì tiêu cực u ám phai tàn dần và biến mất vào bóng tối. Tôi có dịp làm chứng điều này nơi tôi đang phục vụ, để tỏ lòng biết ơn nhiều bàn tay đã nỗ lực góp phần tạo nên chiều hướng lạc quan cho Tuổi Trẻ.

Ngay trước bàn thờ trong nhà thờ tôi phục vụ có để một hòn đá lớn. Hòn đá này do những người trẻ từ những khóa Ephata mang về, với niềm xác tín mổi người được Chúa dựng nên cách kỳ diệu có thể góp phần của mình làm nên sự khác biệt: "We can make a difference."

Như vậy thì bàn tay góp phần của bạn mới chính là câu trả lời.

Friday, January 28, 2011

Phong trào Phò Sinh ở Hoa Kỳ

Từ khi tòa án tối cao ở Hoa Kỳ chấp nhận quyền phá thai cho phụ nữ năm 1973, biết bao nhiêu bào thai vô tội bị giết hằng năm. Thống kê mới nhất ước tính khoảng 100.000 ca phá thai trên toàn quốc mỗi tháng. Phong trào phò sinh bảo vệ sự sống qua hình thức chính trị, xã hội hay tôn giáo từ năm đó vẫn không ngừng tranh đấu để làm lộ ra bộ mặt thật về tội ác của nạn phá thai này. Trong đó, các tôn giáo Kitô, đặc biệt là Công Giáo vẫn là tiếng nói mạnh nhất, và là đội quân phò sinh hùng hậu nhất.

Ngày 25 tháng 1 vừa rồi, nhân kỷ niệm ngày đen tối luật cho phá thai kia được công nhận vào năm 1973, tôi có dịp tham dự diễn hành biểu tình chống phá thai và bảo vệ sự sống. Sau đây là vài hình ảnh chia xẻ để các bạn cùng đồng hành với những người yêu sự thật và yêu sự sống bên kia nữa vòng trái đất, nhất là những người trẻ. Những cuộc biểu tình như thế này diễn ra hằng năm vào ngày này ở những thành phố lớn của Hoa Kỳ, nhưng cuộc biểu tình lớn nhất là trước Tòa án tối cao ở thủ đô Washington DC. Thống kê năm nay cho là có ít nhất 75.000 người tham dự.

Máy quay phim đo thời gian đoàn biểu tình đi qua tổng cộng 1h31'

Bạn có thể thấy nóc tòa nhà Quốc hội từ xa.

Giới trẻ chiếm số đông trong cuộc diễu hành. Clip này quay vào trước thánh lễ cho giới trẻ vào sáng ngày biểu tình. Giới trẻ tập trung thánh lễ ở 2 sân vận động, mỗi sân có khoảng 27.000 người tham dự

Công Giáo vẫn luôn tiên phong trong phong trào bảo vệ sự sống. Thánh lễ trước giờ biểu tình.

Friday, January 21, 2011

Đồng Hành để Lãnh Đạo



Mục đích: Nhằm giới thiệu một phương pháp hướng dẫn một bài Giáo lý. Phương pháp này lấy cảm hứng từ câu chuyện hai Môn đệ trên đường Emau. Câu chuyện Thánh Kinh này cũng có thể đề nghị một đường hướng mục vụ giới trẻ cụ thể.

Goal: Introducing a specific approach to leading a catechism session. This approach is inspired by a Scriptural encounter – the story of the two disciples on the road to Emmaus. This story could also serve as an inspiration to a youth ministry approach.

1. The four developments of the Emmaus story – Bốn bước diễn tiến của câu chuyện Emau:

- Jesus meets and shares life stories while walking with the two disciples – Chúa Giêsu gặp gỡ và chia xẻ câu chuyện cuộc đời khi đồng hành với 2 môn đệ

- Using Scriptures and teachings of the traditions, Jesus shines light on the disciples’ life stories to help them see their meanings – Chúa Giêsu dùng Thánh Kinh và truyền thống để giúp hai môn đệ nhận ra ý nghĩa của những câu chuyện xảy ra trong cuộc đời họ

- Jesus leads the disciples to the “breaking of the bread,” the sacramental life – Chúa Giêsu dẫn hai môn đệ đến “nghi thức bẻ bánh,” đời sống Bí tích

- Inspired, the two disciples take on the mission of witnessing Jesus to their fellows – Sau khi nhận ra Chúa, hai môn đệ nhận lấy sứ mạng làm chứng cho Chúa Giêsu với anh em.

2. The four developments of a faith lesson – bốn bước diễn tiến của một bài học đức tin:

- Invite students to share and we listen to their life stories – Mời gọi các em và lắng nghe các em kể về những câu chuyện về đời sống của các em

- Use the Scriptures and teachings of the Church to help students find meanings of their life’s stories – Dùng Thánh Kinh và giáo huấn của Giáo hội để giúp các em thấy được ý nghĩa của những sự việc xảy ra trong cuộc sống các em.

- Lead students to prayer, worship and the sacramental life – Dẫn các em đến đời sống cầu nguyện, thờ phượng và đời sống Bí tích.

- Empower students to take on the discipleship role – Trao cho các em sứ vụ làm Môn đệ Chúa trong cuộc sống.

3. How this Emmaus story could map out a youth ministry approach – Câu chuyện Emau này có thể đề ra một hướng đi cho chương trình mục vụ giới trẻ