Friday, October 16, 2009

Chuyên Môn Trong TNTT (phần cuối)

Đọc phần đầu

Sau lần nói chuyện với em Nghĩa Sĩ đó, tôi nhìn lại Chương Trình Thăng Tiến hiện hành của phong trào TNTT của chúng ta, đặc biệt là phần Chuyên Môn. Trong những buổi sa mạc huấn luyện hay sa mạc vui chơi, tôi rất thích hành trình đức tin, vì qua đó những kiến thức chuyên môn được đem ra thực hành một cách tối đa: nút dây, dấu đường, mật thư, morse, semaphore, cứu thương, v.v… Có một số Huynh trưởng ở những miền có con số thành viên cao, tôi thường nể phục họ vì khả năng chuyên môn của họ. Có những trưởng thổi morse thành thục như những anh lính trong các phim chiến tranh thế giới lần thứ hai, có những trưởng đánh semaphore nhanh như gió đến nỗi đôi lúc tôi tự hỏi không biết có bịa ra thêm không, vì có bịa thì tôi cũng không tài nào bắt được. Các em nhỏ sau này, ngược với suy nghĩ của tôi, thường rất thích thú trong mấy cái môn này, vì trong cuộc sống hàng ngày của xã hội Hoa Kỳ hiện đại của các em, những kỹ năng đó hầu như biến mất, cho nên thị hiếu đối với cái lạ lại hấp dẫn các em với mấy cái môn này. Một sa mạc Thiếu Nhi mà thiếu đi các cơ hội sử dụng kỹ năng chuyên môn theo kiểu TNTT thì cảm thấy mất mát một cái gì đó lớn lắm. Khi tôi đi cắm trại với đám bạn ngoài TNTT, hay đám bạn Mỹ, tụi nó thường nể tôi lắm vì tôi biết cách cột dây giăng lều bạt một cách thành thạo và bảo đảm, hay biết đến vài kỹ năng cứu thương sơ cấp …

Nhưng vấn đề tôi nêu ra ở đây là: những kiến thức Chuyên Môn của Chương trình Thăng Tiến hiện hành có thể cung cấp tối đa những kỹ năng sống cơ bản cho một thiếu niên trưởng thành vào đời ngày nay hay không. Nếu ta lấy một em Nghĩa Sĩ cấp III làm ví dụ, giả như em đã theo đuổi Chương trình Thăng Tiến từ những năm Ấu Nhi, sau khi "tốt nghiệp," đã thành thục những khả năng chuyên môn do TNTT đào tạo, liệu em đó khi hội nhập vào cuộc sống xã hội Hoa Kỳ còn phải gặp những lúng như của em Nghĩa Sĩ tôi kể đến, hay của chính tôi trong lần tôi xa nhà đầu tiên đó? Theo tôi, mẫu thiếu nhi lý tưởng đó: thuần thục các kiến thức chuyên môn học được trong TNTT, chỉ có thể trở thành sa mạc sinh xuất sắc mà thôi; còn năm đầu sống nội trú trong đại học, hay lần đầu tiên đi dự tiệc quan trọng với ông chủ của mình, em sẽ cảm thấy mình lúng túng, thiếu thốn kiến thức rất nhiều. Những đề tài trong phần Chuyên Môn TNTT ngày hôm nay không còn phục vụ mục đích "kỹ năng tự nhiên" nữa, mà đã trở thành kỹ năng cho các trò chơi của TNTT rồi. Không biết các Huynh trưởng khi dạy trò chơi và dạy Chuyên môn, họ có nhận ra sự khác nhau đó không.

Phong trào TNTT lấy nhiều cảm hứng và học hỏi nhiều cách thức điều hành, và vay mượn nhiều nội dung đào tạo và trò chơi từ phong trào Hướng Đạo. Nhất là trong phương pháp đào tạo tự nhiên, và trong mục đích đào tạo thành viên trở thành người công dân có ích cho xã hội. Cả phong trào Hướng Đạo phong trào TNTT đều ra đời vào hoàn cảnh chiến tranh, trong tình trạng xã hội không được ổn định như ngày hôm nay. Đối với một thiếu niên lớn lên trong thời gian đó, nhập ngũ và phục vụ trong quân đội là một dự tính không xa lạ gì cho lắm, vì phần lớn cha anh của các em đều phải như vậy. Vị sáng lập phong trào Hướng Đạo, Baden-Powell, là một sĩ quan trong quân đội Anh Quốc, cho nên ông muốn phong trào của ông đào tạo những thành viên trở nên những người thành thục trong các kỹ năng cần thiết cho một người hướng đạo, một người dẫn đường, một trinh sát viên trong quân đội: nút dây, dấu đi đường, mật thư, cứu thương, v.v... Cho nên khi phong trào TNTT bắt đầu thành lập và phát triển trong giai đoạn chiến tranh đang tiếp diễn ở Việt Nam, tôi thiết nghĩ các vị lãnh đạo phong trào đầu tiên đã sáng suốt khi quyết định tiếp thu truyền thống giáo dục kỹ năng theo kiểu Hướng Đạo. Một thiếu niên thành thục những kỹ năng chuyên môn như một anh trinh sát, một người dẫn đường trong bối cảnh lịch sử đất nước như vậy là một thiếu niên tháo vát, và hữu ích cho cá nhân, cho cộng đồng, cho xã hội.

Thiên niên kỷ thứ ba, đặc biệt là ở hoàn cảnh sống của xã hội Hoa Kỳ không còn giống như của ở Việt Nam khi TNTT mới ra đời nữa. Khi định nghĩa kỹ năng chuyên môn sống một người cần phải có để trở thành người hữu ích cho cá nhân, gia đình, cộng đồng, câu trả lời không thể chỉ là nút dây, dấu đi đường, morse code, v.v... được nữa. Dĩ nhiên khi gạn lọc các kỹ năng truyền thống của TNTT, một số vẫn còn nguyên giá trị thực dụng của nó: cứu thương, nút dây, dựng lều là một vài ví dụ điển hình nhất. Những môn còn lại phần lớn chỉ còn giá trị sử dụng trong các trò chơi và sinh hoạt của TNTT mà thôi.


Tôi không muốn hoàn toàn loại bỏ những gì trước giờ phong trào vẫn dạy các em trong bộ môn Chuyên Môn, nhưng tôi muốn đề nghị một cái nhìn thực tế, và những điều chỉnh cần thiết. để Chuyên Môn thực sự đem lại lợi ích trong việc đào tạo trưởng thành một thành viên TNTT trong xã hội hiện đại.

Chương trình huấn luyện đoàn viên của Hướng Đạo ngày hôm nay đã thêm rất nhiều những kỹ năng chuyên môn của đời sống xã hội văn minh, chẳng hạn như quản lý tài chánh cá nhân (personal finance), kiến thức về chính quyền dân sự (Civil Education, government), vào đại học và những vấn đề liên quan (college application, scholarships), bảo trì xe (car maintenance), xin việc làm (job application), v.v...

Tôi nghĩ chúng ta một lần nữa nên nhìn vào tổ chức Hướng Đạo để học hỏi, tiếp thu những bổ sung quan trọng này. Điều chỉnh để hoàn chỉnh Chương trình Thăng Tiến là một nhiệm vụ quan trọng giúp chúng ta hoàn thành nhiệm vụ đào tạo thanh thiếu niên Việt Nam trở thành những công dân hữu ích cho cộng đồng, xã hội và Giáo hội.


Sunday, October 11, 2009

Asian Youth Day theme song: Yasia Fiesta

A New Season of Grace
Nhạc Chủ đề Asian Youth Day lần V
Nhạc & Lời: Cha Mimo L. Perez
Chuyển ngữ: Trí JB Nguyễn




Khắp chốn những con đường ngày hôm nay thành hiệp nhất
Này ta đứng bên nhau, những người chứng nhân tình yêu.
Dẫu thế giới bao đời còn luôn sống, luôn hy vọng
Trời đất mới ta xin hôm nay chung sức để đắp xây … bạn hỡi.


Hôm nay ta sum vầy vì mang bao niềm thao thức
Một tiếng nói khuyên ta lên đường dấn thân vì yêu
Ta vây quanh bàn tiệc Thiên Chúa luôn đón mời
Được hiệp nhất khi bên nhau cùng xẻ chia Lời Thiêng

Ta được tình Ngài thương cứu thoát
Đưa chân ta bước đi, cũng Ngài
Hãy bước vào vòng ca múa hát
Loan Tin Vui, người người muôn nơi.

ĐK:
Yasia Fiesta
Đến bên nhau chung câu mừng vui
Lời Chúa canh tân đời sống
Trời đất mới, qua cuộc sống ta.

Yasia Fiesta
Đến chung câu tôn vinh hát khen
Vì qua ta, Bánh Hằng Sống
Làm bừng sáng sức thiêng dạt dào.



Đã đến lúc không được thờ ơ với cuộc sống nữa
Và không thể vô tâm nói mình chẳng làm được chi
Nhưng ta tin khi cùng chia xẻ nhau Tin Mừng
Ngài đang sống, ta mang sức thiêng đổi thay trần gian.

Ta được tình Ngài thương cứu thoát
Đưa chân ta bước đi, cũng Ngài
Hãy bước vào vòng ca múa hát
Loan Tin Vui, người người muôn nơi.






Nguyên bản tiếng Anh


For many and different roads
Now converged as one
We stand as witnesses
For both the old and young.

There is a world we know,
A world that breaths and hopes
But a world we wish to build still together with you...

There is a reason why we are here today
There is a voice that’s calling us to lead the way.
Gathering around the table of the Lord
Living in communion as we share the Word


For the love that saves us
Is the love that drives us
Young Asians, take this dance
To proclaim, to sing and dance…

YASIA FIESTA!
Come together and celebrate!
Through us, God’s Living Word
Will renew and recreate!

YASIA FIESTA!
Come and sing songs of praise!
Through us, the Bread of life
Brings a new season of Grace!



We can’t afford to be indifferent anymore
We can’t pretend there’s nothing
We can do at all.
For we can make a difference
If in His presence we believe
Generated by the Word we share and live.

For the love that saves us
Is the love that drives us
Young Asians, take this dance
To proclaim, to sing and dance…

Friday, October 9, 2009

Take Me To Your Heart (do tôi chuyển ngữ)

Bài hát có nguồn gốc từ Trung Quốc
Dịch qua Anh Ngữ, trình diễn bở nhóm "Michael Learns to Rock"
Tôi dịch lại tiếng Việt (mặc dù đã có một bản dịch trước giờ rồi)





Chôn cô đơn trong mưa với gió
Vùi thật sâu thật sâu, mà lòng sao khó quên.
Nhìn dòng người chiều nay xuống phố
Nghe con tim đau nỗi buồn tênh.

Này người trên thế giới, người gần xa có biết
Rằng tìm người tôi yêu mến ở nơi phương trời nao?

(Chorus)

Take me to your heart take me to your soul
Give me your hand before I'm old
Show me what love is - haven't got a clue
Show me that wonders can be true

They say nothing lasts forever
We're only here today
Love is now or never
Bring me far away

Take me to your heart take me to your soul
Give me your hand and hold me
Show me what love is - be my guiding star
It's easy take me to your heart



Standing on a mountain high
Looking at the moon through a clear blue sky
I should go and see some friends
But they don't really comprehend

Don't need too much talking without saying anything
All I need is someone who makes me wanna sing.


Điệp khúc:
Đừng vội chê tình yêu, đời trôi thoáng theo gió
Đừng để tâm hồn cô đơn không xuyến xao.
Buồn vui bao ngày qua, tình yêu vẫn chưa có
Người hãy nói tình yêu thần tiên biết bao.

Đời trôi qua không chi kiên vững luôn
Chỉ có hôm nay, người hỡi
Không yêu mai sẽ xót xa
Tiếc đời mình vút qua.

Take me to your heart take me to your soul

Give me your hand and hold me
Show me what love is - be my guiding star
It's easy take me to your heart.


Chuyên Môn trong TNTT (phần đầu)


Có một buổi tối nọ tôi dạo từ trang web này qua trang web khác trên Internet, khi đến Facebook, một diễn đàn dành cho bạn bè trao đổi tin tức, hình ảnh, phim nhạc … rất phổ thông ngày nay, một bản tin ngắn của một em gái lúc trước tôi dạy trong Nghĩa sĩ, bây giờ đã là freshman trong đại học, đập vào mắt tôi, “I don’t know how to make my bed, can someone teach me.” Tôi bông đùa gởi lại bản tin, “Miss know-it-all doesn’t know how to make her bed, shame!” Thành thực mà nói, lần đầu tiên sống xa nhà, tôi cũng đâu có biết xếp chăn dọn giường theo kiểu người ta thường làm ở Hoa Kỳ đâu, tại vì ở gia đình tôi cũng như các gia đình VN mà tôi biết, giường ngủ thường chỉ đơn giản một tấm khăn trải giường, một cái gối và một cái chăn, khi dọn giường buổi sáng chỉ cần xếp cái chăn lại là xong. Nhưng nếu để ý cách dọn giường tiêu chuẩn, như ở trong khách sạn, mỗi giường có một cái fitting sheet tròng vào tấm nệm, một cái sheet khác ngăn cách giữa người nằm và cái chăn, và thường trên cùng là một tấm phủ nữa, ...

Tối hôm đó rãnh rỗi, tôi ngồi nhớ lại mấy kiến thức và kỹ năng căn bản mà tôi phải tự mày mò học hỏi khi lần đầu tiên xa nhà, những cái nhiều khi rất phổ thông nhưng vì sống trong gia đình mình không để ý: cách dọn bàn cho một bữa ăn theo kiểu phương Tây, dùng nĩa và dao tay trái hay tay phải, cách viết check hay balance một cái check, trả bill điện thoại mỗi tháng, khi vào một thang máy đông người thì mình nên làm gì, đứng ở đâu, chờ xe điện thì mình lên trước hay là người trong xe xuống trước, viết thơ khiếu nại về một vấn đề khúc mắc gì đó lên State Representatives như thế nào, hẹn gặp người bận rộn hay có chức vị quan trọng ra sao, … hay là những chuyện buồn cười như: có nên nhắc một người lạ rằng anh ta quên kéo dây quần không và nên nhắc cách nào, hay nếu là một người phụ nữ sau bữa ăn quên xỉa răng, bạn phát hiện qua nụ cười hàm răng còn kẹt lại một cọng rau …

Đừng xem thường những kỹ năng và kiến thức nhỏ nhặt này. Một người bạn của tôi, một người rất thành công trong sự nghiệp, một lần nói, “Mấy cái kỹ năng căn bản của cuộc sống (cô ta dùng chữ “mechanics of life”) coi vậy chứ quan trọng lắm; người ta đánh giá mình lần đầu gặp mặt qua những cái kỹ năng và kiến thức căn bản đó.” Cứ tưởng tượng lần đầu tiên bạn được mời đến nhà dùng buổi tối với ông chủ chỗ bạn làm cùng với các nhân viên khác. Bạn lóng ngóng không biết phải ăn mặc ra sao cho phù hợp, có nên mua quà không, vào nhà có nên cởi áo khoát và treo ở đâu, chào ai trước, vào bàn ăn lúc nào, hoặc thí dụ có một món ăn bạn không thể ăn được thì từ chối khéo ra sao, … chỉ cần 5 phút thôi thì bạn sẽ cảm thấy mình giống như một đứa trẻ mới lớn, lóng nga lóng ngóng, chờ người khác lo cho mình, và dĩ nhiên là ông chủ và các đồng nghiệp cũng sẽ nhanh chóng nhận ra điều đó.

Tôi bắt đầu vào dòng Don Bosco khi tôi khoảng 21 tuổi. Các nhà dòng thường lưu tâm đào tạo nhân bản cho các thành viên mới nhập dòng, kể cả những lịch sự căn bản như tôi kể trên. Sau này khi ra đời, tôi may mắn có nhiều bạn bè Huynh trưởng TNTT hay Hướng đạo làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống, giúp tôi những kỹ năng và kiến thức mà tôi không học được trong nhà dòng, như balance check, mở credit card, mua xe, bảo trì và sửa chữa xe căn bản, cách ăn mặc khi đi nhà hàng hay đi club, …

Mỗi xã hội có một nguyên tắc xã giao và ứng xử khác với các xã hội khác. Đời sống văn minh càng cao thì lại càng đòi hỏi thành viên những kiến thức và kỹ năng sống cao. Nhắc lại em gái Nghĩa sĩ tôi nói đến lúc nãy, chúng tôi tối hôm đó tranh cãi trên email về đề tài này. Em thì nói rằng hồi đó đâu có ai dạy em dọn giường theo kiểu Mỹ đâu cho nên em không biết, tôi thì đùa rằng mấy chuyện đó khỏi dạy cũng biết … Thật ra, em đó nói đúng: hoàn cảnh một thanh thiếu niên Việt Nam lớn lên ở Hoa Kỳ, khi còn nhỏ chịu ảnh hưởng chủ yếu của gia đình Việt Nam của mình, cho nên không thể trách các em được khi các em đã 18 tuổi mà không biết cách dọn bàn cho một bữa ăn theo kiểu người phương Tây, hay dọn giường theo kiểu khách sạn. Thường là trong quá trình trưởng thành, giao tiếp bạn bè đồng nghiệp, những kỹ năng căn bản này phần lớn cũng sẽ dần dà học được. Nhưng đối với một người có trách nhiệm trong việc giáo dục, là cha mẹ, cô chú bác, là thầy cô, là huynh trưởng, … chúng ta phải thật sự suy nghĩ và đặt ra một kế hoạch cụ thể để, để qua công tác giáo dục huấn luyện của mình, chúng ta trao cho các em hành trang vào đời là những kiến thức và kỹ năng căn bản rất cần thiết cho cuộc sống trong một xã hội văn minh như hiện tại.


Đọc phần cuối



Thursday, October 8, 2009

Thánh Vịnh 1:3: Con là cây, sức sống Ngài là dòng nước

Con có mãi đi xa
Cũng tìm nơi nghỉ bước
Cây có mãi vươn cao
Rễ đâm sâu tìm nước

Con sinh ra từ đất
Nên hay lấm lem bùn
Nhưng đất bùn nhiều nước
Nên cây trái um tùm

Một ngày kia nhìn lại
Không phải sức của mình
Nước trong con vẫn chảy
Dòng nước của đường tình

Cây mọc bên dòng nước
Nên cành lá xum xuê
Bao đời vẫn xanh mướt
Yêu một đời thỏa thuê

Rễ một đời tìm nước
Vì đất rắn, cây sầu
Thật ra nước đi trước
Một ngày sẽ gặp nhau.

Nước đâu cần đến cây
Nhưng tìm cây không nghỉ
Cây có sống mỗi ngày
Nhờ hút nước liên lỉ.