Tuesday, November 3, 2009
Hành Trình Theo Chúa
Ngày xưa dân Chúa theo chân Môisê
Bao năm sa mạc đau thương kiếm nơi tự do
Ngài cho manna, nước mát tuôn tràn
Rắn đúc bằng đồng treo lên, người dân được cứu.
Lầm than đến bốn mươi năm miệt mài
Lòng trông Đất Hứa xa xăm, Chúa hứa năm nào
Nguyện Ngài xin thương con cái tha hương
Dẫn bước mau về Đất Hứa niềm vui chứa chan.
Xin được biết Chúa (Alleluia); Xin được yêu Chúa (Alleluia)
Để tâm hồn con khiêm nhường như em thơ
Vững tâm tin Ngài con không sợ giông tố.
Xin được biết Chúa (Alleluia); Xin được yêu Chúa (Alleluia)
Để con trung thành theo Chúa luôn
Theo gương Giêsu đến phục vụ.
Hành trình theo Chúa đi trong cuộc đời
Hôm nay vui cười, mai kia khóc than, người ơi.
Hành trình yêu thương, như hương hoa hồng
Bên trong ngọt ngào là gai nhọn đâm rướm máu.
Chỉ cần ta sống bên Anh Giêsu
Vì yêu dám chết, cho đi, ban Chính Thân Mình.
Để rồi ta như Thánh Thể của Ngài:
Dám chết cho đời được biết: Ngài yêu thế gian.
Viết vào lễ thánh Martin de Porres, 2009
Tuesday, October 27, 2009
Friday, October 16, 2009
Chuyên Môn Trong TNTT (phần cuối)
Sau lần nói chuyện với em Nghĩa Sĩ đó, tôi nhìn lại Chương Trình Thăng Tiến hiện hành của phong trào TNTT của chúng ta, đặc biệt là phần Chuyên Môn. Trong những buổi sa mạc huấn luyện hay sa mạc vui chơi, tôi rất thích hành trình đức tin, vì qua đó những kiến thức chuyên môn được đem ra thực hành một cách tối đa: nút dây, dấu đường, mật thư, morse, semaphore, cứu thương, v.v… Có một số Huynh trưởng ở những miền có con số thành viên cao, tôi thường nể phục họ vì khả năng chuyên môn của họ. Có những trưởng thổi morse thành thục như những anh lính trong các phim chiến tranh thế giới lần thứ hai, có những trưởng đánh semaphore nhanh như gió đến nỗi đôi lúc tôi tự hỏi không biết có bịa ra thêm không, vì có bịa thì tôi cũng không tài nào bắt được. Các em nhỏ sau này, ngược với suy nghĩ của tôi, thường rất thích thú trong mấy cái môn này, vì trong cuộc sống hàng ngày của xã hội Hoa Kỳ hiện đại của các em, những kỹ năng đó hầu như biến mất, cho nên thị hiếu đối với cái lạ lại hấp dẫn các em với mấy cái môn này. Một sa mạc Thiếu Nhi mà thiếu đi các cơ hội sử dụng kỹ năng chuyên môn theo kiểu TNTT thì cảm thấy mất mát một cái gì đó lớn lắm. Khi tôi đi cắm trại với đám bạn ngoài TNTT, hay đám bạn Mỹ, tụi nó thường nể tôi lắm vì tôi biết cách cột dây giăng lều bạt một cách thành thạo và bảo đảm, hay biết đến vài kỹ năng cứu thương sơ cấp …
Nhưng vấn đề tôi nêu ra ở đây là: những kiến thức Chuyên Môn của Chương trình Thăng Tiến hiện hành có thể cung cấp tối đa những kỹ năng sống cơ bản cho một thiếu niên trưởng thành vào đời ngày nay hay không. Nếu ta lấy một em Nghĩa Sĩ cấp III làm ví dụ, giả như em đã theo đuổi Chương trình Thăng Tiến từ những năm Ấu Nhi, sau khi "tốt nghiệp," đã thành thục những khả năng chuyên môn do TNTT đào tạo, liệu em đó khi hội nhập vào cuộc sống xã hội Hoa Kỳ còn phải gặp những lúng như của em Nghĩa Sĩ tôi kể đến, hay của chính tôi trong lần tôi xa nhà đầu tiên đó? Theo tôi, mẫu thiếu nhi lý tưởng đó: thuần thục các kiến thức chuyên môn học được trong TNTT, chỉ có thể trở thành sa mạc sinh xuất sắc mà thôi; còn năm đầu sống nội trú trong đại học, hay lần đầu tiên đi dự tiệc quan trọng với ông chủ của mình, em sẽ cảm thấy mình lúng túng, thiếu thốn kiến thức rất nhiều. Những đề tài trong phần Chuyên Môn TNTT ngày hôm nay không còn phục vụ mục đích "kỹ năng tự nhiên" nữa, mà đã trở thành kỹ năng cho các trò chơi của TNTT rồi. Không biết các Huynh trưởng khi dạy trò chơi và dạy Chuyên môn, họ có nhận ra sự khác nhau đó không.
Phong trào TNTT lấy nhiều cảm hứng và học hỏi nhiều cách thức điều hành, và vay mượn nhiều nội dung đào tạo và trò chơi từ phong trào Hướng Đạo. Nhất là trong phương pháp đào tạo tự nhiên, và trong mục đích đào tạo thành viên trở thành người công dân có ích cho xã hội. Cả phong trào Hướng Đạo phong trào TNTT đều ra đời vào hoàn cảnh chiến tranh, trong tình trạng xã hội không được ổn định như ngày hôm nay. Đối với một thiếu niên lớn lên trong thời gian đó, nhập ngũ và phục vụ trong quân đội là một dự tính không xa lạ gì cho lắm, vì phần lớn cha anh của các em đều phải như vậy. Vị sáng lập phong trào Hướng Đạo, Baden-Powell, là một sĩ quan trong quân đội Anh Quốc, cho nên ông muốn phong trào của ông đào tạo những thành viên trở nên những người thành thục trong các kỹ năng cần thiết cho một người hướng đạo, một người dẫn đường, một trinh sát viên trong quân đội: nút dây, dấu đi đường, mật thư, cứu thương, v.v... Cho nên khi phong trào TNTT bắt đầu thành lập và phát triển trong giai đoạn chiến tranh đang tiếp diễn ở Việt Nam, tôi thiết nghĩ các vị lãnh đạo phong trào đầu tiên đã sáng suốt khi quyết định tiếp thu truyền thống giáo dục kỹ năng theo kiểu Hướng Đạo. Một thiếu niên thành thục những kỹ năng chuyên môn như một anh trinh sát, một người dẫn đường trong bối cảnh lịch sử đất nước như vậy là một thiếu niên tháo vát, và hữu ích cho cá nhân, cho cộng đồng, cho xã hội.
Thiên niên kỷ thứ ba, đặc biệt là ở hoàn cảnh sống của xã hội Hoa Kỳ không còn giống như của ở Việt Nam khi TNTT mới ra đời nữa. Khi định nghĩa kỹ năng chuyên môn sống một người cần phải có để trở thành người hữu ích cho cá nhân, gia đình, cộng đồng, câu trả lời không thể chỉ là nút dây, dấu đi đường, morse code, v.v... được nữa. Dĩ nhiên khi gạn lọc các kỹ năng truyền thống của TNTT, một số vẫn còn nguyên giá trị thực dụng của nó: cứu thương, nút dây, dựng lều là một vài ví dụ điển hình nhất. Những môn còn lại phần lớn chỉ còn giá trị sử dụng trong các trò chơi và sinh hoạt của TNTT mà thôi.
Tôi không muốn hoàn toàn loại bỏ những gì trước giờ phong trào vẫn dạy các em trong bộ môn Chuyên Môn, nhưng tôi muốn đề nghị một cái nhìn thực tế, và những điều chỉnh cần thiết. để Chuyên Môn thực sự đem lại lợi ích trong việc đào tạo trưởng thành một thành viên TNTT trong xã hội hiện đại.
Chương trình huấn luyện đoàn viên của Hướng Đạo ngày hôm nay đã thêm rất nhiều những kỹ năng chuyên môn của đời sống xã hội văn minh, chẳng hạn như quản lý tài chánh cá nhân (personal finance), kiến thức về chính quyền dân sự (Civil Education, government), vào đại học và những vấn đề liên quan (college application, scholarships), bảo trì xe (car maintenance), xin việc làm (job application), v.v...
Tôi nghĩ chúng ta một lần nữa nên nhìn vào tổ chức Hướng Đạo để học hỏi, tiếp thu những bổ sung quan trọng này. Điều chỉnh để hoàn chỉnh Chương trình Thăng Tiến là một nhiệm vụ quan trọng giúp chúng ta hoàn thành nhiệm vụ đào tạo thanh thiếu niên Việt Nam trở thành những công dân hữu ích cho cộng đồng, xã hội và Giáo hội.
Sunday, October 11, 2009
Asian Youth Day theme song: Yasia Fiesta
Nhạc Chủ đề Asian Youth Day lần V
Nhạc & Lời: Cha Mimo L. Perez
Chuyển ngữ: Trí JB Nguyễn
Khắp chốn những con đường ngày hôm nay thành hiệp nhất
Này ta đứng bên nhau, những người chứng nhân tình yêu.
Dẫu thế giới bao đời còn luôn sống, luôn hy vọng
Trời đất mới ta xin hôm nay chung sức để đắp xây … bạn hỡi.
Hôm nay ta sum vầy vì mang bao niềm thao thức
Một tiếng nói khuyên ta lên đường dấn thân vì yêu
Ta vây quanh bàn tiệc Thiên Chúa luôn đón mời
Được hiệp nhất khi bên nhau cùng xẻ chia Lời Thiêng
Ta được tình Ngài thương cứu thoát
Đưa chân ta bước đi, cũng Ngài
Hãy bước vào vòng ca múa hát
Loan Tin Vui, người người muôn nơi.
ĐK:
Yasia Fiesta
Đến bên nhau chung câu mừng vui
Lời Chúa canh tân đời sống
Trời đất mới, qua cuộc sống ta.
Yasia Fiesta
Đến chung câu tôn vinh hát khen
Vì qua ta, Bánh Hằng Sống
Làm bừng sáng sức thiêng dạt dào.
Đã đến lúc không được thờ ơ với cuộc sống nữa
Và không thể vô tâm nói mình chẳng làm được chi
Nhưng ta tin khi cùng chia xẻ nhau Tin Mừng
Ngài đang sống, ta mang sức thiêng đổi thay trần gian.
Ta được tình Ngài thương cứu thoát
Đưa chân ta bước đi, cũng Ngài
Hãy bước vào vòng ca múa hát
Loan Tin Vui, người người muôn nơi.
Nguyên bản tiếng Anh
For many and different roads
Now converged as one
We stand as witnesses
For both the old and young.
There is a world we know,
A world that breaths and hopes
But a world we wish to build still together with you...
There is a reason why we are here today
There is a voice that’s calling us to lead the way.
Gathering around the table of the Lord
Living in communion as we share the Word
For the love that saves us
Is the love that drives us
Young Asians, take this dance
To proclaim, to sing and dance…
YASIA FIESTA!
Come together and celebrate!
Through us, God’s Living Word
Will renew and recreate!
YASIA FIESTA!
Come and sing songs of praise!
Through us, the Bread of life
Brings a new season of Grace!
We can’t afford to be indifferent anymore
We can’t pretend there’s nothing
We can do at all.
For we can make a difference
If in His presence we believe
Generated by the Word we share and live.
For the love that saves us
Is the love that drives us
Young Asians, take this dance
To proclaim, to sing and dance…
Friday, October 9, 2009
Take Me To Your Heart (do tôi chuyển ngữ)
Dịch qua Anh Ngữ, trình diễn bở nhóm "Michael Learns to Rock"
Tôi dịch lại tiếng Việt (mặc dù đã có một bản dịch trước giờ rồi)
Chôn cô đơn trong mưa với gió
Vùi thật sâu thật sâu, mà lòng sao khó quên.
Nhìn dòng người chiều nay xuống phố
Nghe con tim đau nỗi buồn tênh.
Này người trên thế giới, người gần xa có biết
Rằng tìm người tôi yêu mến ở nơi phương trời nao?
(Chorus)
Take me to your heart take me to your soul
Give me your hand before I'm old
Show me what love is - haven't got a clue
Show me that wonders can be true
They say nothing lasts forever
We're only here today
Love is now or never
Bring me far away
Take me to your heart take me to your soul
Give me your hand and hold me
Show me what love is - be my guiding star
It's easy take me to your heart
Standing on a mountain high
Looking at the moon through a clear blue sky
I should go and see some friends
But they don't really comprehend
Don't need too much talking without saying anything
All I need is someone who makes me wanna sing.
Điệp khúc:
Đừng vội chê tình yêu, đời trôi thoáng theo gió
Đừng để tâm hồn cô đơn không xuyến xao.
Buồn vui bao ngày qua, tình yêu vẫn chưa có
Người hãy nói tình yêu thần tiên biết bao.
Đời trôi qua không chi kiên vững luôn
Chỉ có hôm nay, người hỡi
Không yêu mai sẽ xót xa
Tiếc đời mình vút qua.
Take me to your heart take me to your soul
Give me your hand and hold me
Show me what love is - be my guiding star
It's easy take me to your heart.
Chuyên Môn trong TNTT (phần đầu)
Có một buổi tối nọ tôi dạo từ trang web này qua trang web khác trên Internet, khi đến Facebook, một diễn đàn dành cho bạn bè trao đổi tin tức, hình ảnh, phim nhạc … rất phổ thông ngày nay, một bản tin ngắn của một em gái lúc trước tôi dạy trong Nghĩa sĩ, bây giờ đã là freshman trong đại học, đập vào mắt tôi, “I don’t know how to make my bed, can someone teach me.” Tôi bông đùa gởi lại bản tin, “Miss know-it-all doesn’t know how to make her bed, shame!” Thành thực mà nói, lần đầu tiên sống xa nhà, tôi cũng đâu có biết xếp chăn dọn giường theo kiểu người ta thường làm ở Hoa Kỳ đâu, tại vì ở gia đình tôi cũng như các gia đình VN mà tôi biết, giường ngủ thường chỉ đơn giản một tấm khăn trải giường, một cái gối và một cái chăn, khi dọn giường buổi sáng chỉ cần xếp cái chăn lại là xong. Nhưng nếu để ý cách dọn giường tiêu chuẩn, như ở trong khách sạn, mỗi giường có một cái fitting sheet tròng vào tấm nệm, một cái sheet khác ngăn cách giữa người nằm và cái chăn, và thường trên cùng là một tấm phủ nữa, ...
Tối hôm đó rãnh rỗi, tôi ngồi nhớ lại mấy kiến thức và kỹ năng căn bản mà tôi phải tự mày mò học hỏi khi lần đầu tiên xa nhà, những cái nhiều khi rất phổ thông nhưng vì sống trong gia đình mình không để ý: cách dọn bàn cho một bữa ăn theo kiểu phương Tây, dùng nĩa và dao tay trái hay tay phải, cách viết check hay balance một cái check, trả bill điện thoại mỗi tháng, khi vào một thang máy đông người thì mình nên làm gì, đứng ở đâu, chờ xe điện thì mình lên trước hay là người trong xe xuống trước, viết thơ khiếu nại về một vấn đề khúc mắc gì đó lên State Representatives như thế nào, hẹn gặp người bận rộn hay có chức vị quan trọng ra sao, … hay là những chuyện buồn cười như: có nên nhắc một người lạ rằng anh ta quên kéo dây quần không và nên nhắc cách nào, hay nếu là một người phụ nữ sau bữa ăn quên xỉa răng, bạn phát hiện qua nụ cười hàm răng còn kẹt lại một cọng rau …
Đừng xem thường những kỹ năng và kiến thức nhỏ nhặt này. Một người bạn của tôi, một người rất thành công trong sự nghiệp, một lần nói, “Mấy cái kỹ năng căn bản của cuộc sống (cô ta dùng chữ “mechanics of life”) coi vậy chứ quan trọng lắm; người ta đánh giá mình lần đầu gặp mặt qua những cái kỹ năng và kiến thức căn bản đó.” Cứ tưởng tượng lần đầu tiên bạn được mời đến nhà dùng buổi tối với ông chủ chỗ bạn làm cùng với các nhân viên khác. Bạn lóng ngóng không biết phải ăn mặc ra sao cho phù hợp, có nên mua quà không, vào nhà có nên cởi áo khoát và treo ở đâu, chào ai trước, vào bàn ăn lúc nào, hoặc thí dụ có một món ăn bạn không thể ăn được thì từ chối khéo ra sao, … chỉ cần 5 phút thôi thì bạn sẽ cảm thấy mình giống như một đứa trẻ mới lớn, lóng nga lóng ngóng, chờ người khác lo cho mình, và dĩ nhiên là ông chủ và các đồng nghiệp cũng sẽ nhanh chóng nhận ra điều đó.
Tôi bắt đầu vào dòng Don Bosco khi tôi khoảng 21 tuổi. Các nhà dòng thường lưu tâm đào tạo nhân bản cho các thành viên mới nhập dòng, kể cả những lịch sự căn bản như tôi kể trên. Sau này khi ra đời, tôi may mắn có nhiều bạn bè Huynh trưởng TNTT hay Hướng đạo làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống, giúp tôi những kỹ năng và kiến thức mà tôi không học được trong nhà dòng, như balance check, mở credit card, mua xe, bảo trì và sửa chữa xe căn bản, cách ăn mặc khi đi nhà hàng hay đi club, …
Mỗi xã hội có một nguyên tắc xã giao và ứng xử khác với các xã hội khác. Đời sống văn minh càng cao thì lại càng đòi hỏi thành viên những kiến thức và kỹ năng sống cao. Nhắc lại em gái Nghĩa sĩ tôi nói đến lúc nãy, chúng tôi tối hôm đó tranh cãi trên email về đề tài này. Em thì nói rằng hồi đó đâu có ai dạy em dọn giường theo kiểu Mỹ đâu cho nên em không biết, tôi thì đùa rằng mấy chuyện đó khỏi dạy cũng biết … Thật ra, em đó nói đúng: hoàn cảnh một thanh thiếu niên Việt Nam lớn lên ở Hoa Kỳ, khi còn nhỏ chịu ảnh hưởng chủ yếu của gia đình Việt Nam của mình, cho nên không thể trách các em được khi các em đã 18 tuổi mà không biết cách dọn bàn cho một bữa ăn theo kiểu người phương Tây, hay dọn giường theo kiểu khách sạn. Thường là trong quá trình trưởng thành, giao tiếp bạn bè đồng nghiệp, những kỹ năng căn bản này phần lớn cũng sẽ dần dà học được. Nhưng đối với một người có trách nhiệm trong việc giáo dục, là cha mẹ, cô chú bác, là thầy cô, là huynh trưởng, … chúng ta phải thật sự suy nghĩ và đặt ra một kế hoạch cụ thể để, để qua công tác giáo dục huấn luyện của mình, chúng ta trao cho các em hành trang vào đời là những kiến thức và kỹ năng căn bản rất cần thiết cho cuộc sống trong một xã hội văn minh như hiện tại.
Đọc phần cuối
Thursday, October 8, 2009
Thánh Vịnh 1:3: Con là cây, sức sống Ngài là dòng nước
Cũng tìm nơi nghỉ bước
Cây có mãi vươn cao
Rễ đâm sâu tìm nước
Con sinh ra từ đất
Nên hay lấm lem bùn
Nhưng đất bùn nhiều nước
Nên cây trái um tùm
Một ngày kia nhìn lại
Không phải sức của mình
Nước trong con vẫn chảy
Dòng nước của đường tình
Cây mọc bên dòng nước
Nên cành lá xum xuê
Bao đời vẫn xanh mướt
Yêu một đời thỏa thuê
Rễ một đời tìm nước
Vì đất rắn, cây sầu
Thật ra nước đi trước
Một ngày sẽ gặp nhau.
Nước đâu cần đến cây
Nhưng tìm cây không nghỉ
Cây có sống mỗi ngày
Nhờ hút nước liên lỉ.
Saturday, September 19, 2009
MARIA
singer: Eliana
Maria provada no sofrimento
Maria guardava no coraçã
Maria pra Jesus um alento
Oh, Maria ensina-me a ser assim
Como filho em Deus tudo esperar
Mãe querida, vem comigo caminhar
Oh, Maria roga a Jesus por mim
Maria que não se rebelou
Maria por nós ofereceu
Maria que os pastorinhos ensino
Maria que em Fátima apareceu
Maria, walking in pray'r through life
Maria, suffering heart so fine
Maria, a life spent in trust you chose
Maria, you keep Jesus always close.
Oh Maria, teach me your child to see
Like you: humble and ready for God, I'd be.
Loving Mother, walk with me, You I trust
Oh Maria, Lead me to Jesus.
Vietnamese Verse:
Maria, lắng nghe Sứ Thần, xin vâng
Maria, nhớ xưa hang lừa túng bấn
Maria, Thập giá ôi đau thương não nùng
Maria, Mẹ vẫn theo Giêsu đến cùng.
Mẹ Maria, Mẹ giúp con theo Mẹ mãi mãi
Một đời tin yêu vào Chúa, con chỉ yêu có Ngài
Mẹ đi bên con, đời sống bao chông gai mịt mù
Ôi Maria, dắt con đến bên Giêsu.
Monday, August 17, 2009
Monday, July 20, 2009
THE SUMMONS
1. Will you come and follow me
If I but call your name?
Will you go where you don’t know
And never be the same?
Will you let my love be shown,
Will you let my name be known,
Will you let my life be grown
In you and you in me?
2. Một ngày kia nếu lên tiếng Ta kêu mời: Này con theo Ta,
Con có dám dấn thân để cho Tin Mừng làm con thăng hoa?
Đời cho đi này con dám sống? Người thương hay ghét, con ngại không?
Con dám sống chứng nhân: Chúa yêu con người ngàn năm không phai?
3. Will you let the blinded see
If I but call your name?
Will you set the pris’ners free
And never be the same?
Will you kiss the leper clean,
And do such as this unseen,
And admit to what I mean
In you and you in me?
4. Con có biết mến yêu, chấp nhận chính mình: bề ngoài, bên trong?
Vì nơi đó chính Ta đã yêu con bằng tình yêu nhưng không.
Niềm tin sẽ dẹp tan sợ hãi, thành người mới với Ta kề vai,
Trọn cuộc sống của con hiến dâng xây đời tình yêu muôn nơi.
5. Lord, your summons echoes true
When you but call my name.
Let me turn and follow you
And never be the same.
In your company I’ll go
Where your love and footsteps show.
Thus I’ll move and live and grow
In you and you in me.
Saturday, May 2, 2009
Hoat Canh Giang Sinh 2006
Phần mở đầu
Khi Chúa dựng nên con người thuở ban đầu, con người theo lẽ tự nhiên phải yêu thương nhau vì mang cùng một bản tính là con của Thiên Chúa, và trước mặt Ngài, ai cũng có giá trị như nhau. Nhưng không biết từ thuở nào, những người con của Chúa lại muốn mình có quyền hành trên người anh em đồng loại khác. Từ thuở xa xưa đã có chế độ nô lệ chủ tớ. Văn hóa nào cũng có kẻ làm chủ và có người làm nô lệ. Một khi đã làm chủ rồi thì lại có quyền hành trên người dưới mình. Một khi đã làm nô lệ rồi thì mình không còn quyền lợi như một con người bình thường nữa. Điều đó cũng có nghĩa là đau khổ tồn tại, điều đó cũng có nghĩa đắng cay hiện hữu trong cuộc đời.
Thánh Kinh trong thời Cựu Ước cũng có những câu chuyện của nô lệ. Dân Israel bị nô lệ bởi vua Ai Cập qua mấy đời. Họ phải phục dịch nhà vua, xây dựng đền đài, nhà cửa công trình không công, trong khi phải ăn uống cực nhọc và ở những khu nghèo khổ. Sau khi Môise dẫn họ ra khỏi Ai Cập, kiếp nô lệ không chấm dứt ở đó. Tự do độc lập không được bao lâu lại phải làm nô lệ cho ngoại bang. Ngay cả khi Chúa ra đời, dân Israel vẫn là nô lệ của người La Mã. Câu kinh thường ngày trên môi người Israel luôn là: “Giavê ơi, chúng con phải đợi đến bao giờ? Bao giờ Đấng Cứu Thế mới đến?”
Đất nước Hoa Kỳ mà chúng ta đang định cư cũng có những trang sử đen tối của những đau khổ người da đen phải chịu đựng qua mấy trăm năm. Họ là những người từ châu Phi bị bắt cóc qua lao động cực nhọc trên những đồn điền sản xuất nông sản, làm phục dịch trong gia đình người da trắng, trong khi con cái không có quyền lợi học hành, tiêu dùng, để lớn lên lại tiếp tục làm nô lệ như thế hệ cha ông. Trong cùng cực, những câu than thở luôn là: “Bao lâu? Bao lâu chúng tôi phải chịu đựng trong đau khổ của kiếp nô lệ này?”
Trịnh Công Sơn có bài hát nói về kiếp nô lệ của người Việt Nam: “Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu; một trăm năm nô lệ giặc Tây ...” Mang thân phận một đất nước nhỏ bé cạnh bên những cường quốc, Việt Nam đến mấy ngàn năm phải làm nô lệ cho một đất nước khổng lồ như Trung Quốc. Lịch sử anh hùng của bao vị tiền nhân các thời vẫn sáng ngời, nhưng khó che dấu được nuớc mắt cay đắng của cái nhục làm nước nhược tiểu phải chịu thuần phục đại quốc xung quanh. Vết thương bị đô hộ bởi thực dân vẫn còn lãng vãng quanh đây, chưa đầy một thế kỷ để có thể chìm vào quên lãng, những tưởng thời đại mới sẽ đem lại tự do hoàn toàn. Nhưng vẫn có những đau khổ không thể nói nên lời và bàn bạc giữa công chúng, vẫn có những uất ức đến chảy nước mắt vẫn không làm gì được, tự do được nghe thấy mà không được cảm nhận, kinh tế đi lên mà phẩm giá cá nhân con người vẫn giậm chân tại chỗ so với bè bạn năm châu. Áo đẹp hôm nay có nhiều hơn để người ta mặc, nhưng lại có cả những cô gái mặc áo đẹp phải bán cả cuộc đời người con gái và hạnh phúc gia đình vì hoàn cảnh, và vì có quá nhiều những con người muốn lừa lọc lẫn nhau, muốn làm lời trên đau khổ của người khác. Miên mang trong những đau khổ, câu kinh không thành lời luôn bộc lộ qua những câu hỏi: “Chúa ơi, khi nào chúng con mới được thanh bình?”
“Giới trẻ”
Nhưng cũng có những thứ nô lệ của thời hiện đại, dù không làm người ta đổ mồ hôi, sôi nước mắt trên những cánh đồng lao động cực nhọc, nhưng cũng đem lại những đau khổ sâu thẳm nơi tận đáy cùng của tâm hồn và tinh thần của mỗi con người. Một thiếu niên lớn lên đi học, phải làm nô lệ cho một xã hội ảnh hưởng bởi phim ảnh và âm nhạc, mất tự do đến nỗi hành động của mình bị chi phối bởi những gì bạn bè cho là hay, là đúng. Sở thích và thị hiếu bị chi phối bởi những hình ảnh mà truyền hình quãng cáo là đẹp, là quý. Lớn lên và đi học, chăm chỉ học hành hay ngoan ngoãn vâng lời bị xem là cù lần, là không hợp thời đại. Giới trẻ còn có bị xiềng xích của những thói quen xấu, tưởng là đơn giản nhưng không thể nào thoát được. Rượu chè, hút sách hay bài bạc có thể chỉ bắt đầu từ những vui chơi xã giao rất hợp lý, nhưng ranh giới giữa hợp lý và nghiện ngập ít ai nhìn ra sớm được, hay nhìn ra rồi hỏi có dễ thoát khỏi thói quen hấp dẫn này không? Phim ảnh hay sách truyện vốn có thể giúp người ta giải trí hay nâng cao hiểu biết, nhưng những nghiện ngập trong phim ảnh hay sách truyện không lành mạnh có thể làm thay đổi cái nhìn của con người về phẩm giá của người khác, biến món quà tình cảm và tính dục Chúa ban thành những trò chơi thoả mãn dục tính, để chiếm hữu người khác cho lợi ích của riêng mình, hơn là đến gần nhau để yêu thương và xây dựng hạnh phúc. Đàng nào cũng là những nô lệ, nô lệ mình tự tạo cho mình hay nô lệ mình đặt lên cho những người khác. Cũng có những nô lệ của thói quen muốn buông thả, không muốn chịu khó vươn lên. Cũng có những nô lệ của một lối sống hưởng thụ cho chính mình hơn là sống để lo cho hạnh phúc của người khác. Những xiếng xích nô lệ thời hiện đại này vô hình, nhưng nặng hơn và khó bẻ gãy hơn xiềng xích bằng sắt trong lịch sử vì nó là nô lệ của cả một ý thức hệ và của cả một xã hội con người. Nhiều khi phải ngụp lặn trong vòng xiềng xích này, con người không thể nghĩ đến cả một câu cầu nguyện nào chính đáng để xin Chúa giúp đỡ. Nhưng lạy Chúa, Ngài hiểu rõ chúng con và thời đại chúng con, Ngài hiểu rõ chúng con cần Ngài sinh ra và ngự trị trong cuộc đời chúng con một lần nữa. “Xin hãy đến để giải thoát chúng con.”
“Người cô đơn”
“Bên sông Babylon ta ngồi khóc nỉ non, thương nhớ quê nhà Giêrusalem giờ đã xa rồi.” Nỗi đau xa nhà, lưu biệt viễn xứ, có thể không ai hiểu hơn bằng dân Israel. Lịch sử một dân tộc bị nô lệ, bị khổ sai, bị đi đày viết đầy lên trang sử của nước mắt, những câu than van trông mong một vị cứu tinh đến dẫn dắt dân tộc thoát ách lầm than.
Gần hai ngàn năm sau, vận mệnh của một đất nước khác đã dẫn đưa hơn hai triệu con dân đất Việt xa quê hương, lưu lạc khắp nơi trên thế giới. Xa quê nhà để tìm tự do, xa quê nhà để đem lại tương lai sáng sủa hơn cho gia đình và cho con cháu mình mai sau. Babylon có hùng mạnh và đẹp hơn Giêrusalem bao nhiêu, người Israel vẫn ngồi than khóc vì thương nhớ. Ánh đèn xa lộ ở cường quốc Hoa Kỳ có sáng hơn ngọn đèn đầu ngõ chật hẹp Sài Gòn, người Việt Nam vẫn cảm thấy ngậm ngùi mỗi năm Tết về.
Con cháu thế hệ sau của người Việt tị nạn đang phấn đấu vươn lên, học hành thành công, đóng góp hữu ích cho xã hội bản xứ, xây dựng gia đình và các mối quan hệ xã hội rộng rãi. Nhưng trong những mái gia đình ăn cơm với nước mắm mỗi ngày đó, giọt lệ của người lớn tuổi cô đơn nghe xót xa vô cùng. Ngôn ngữ không phải của mình, tuổi đã qua làm sao học nỗi. Văn hóa không phải của mình, có nhộn nhịp sang trọng biết bao, nhưng làm sao có thể kiếm được sự thỏa mãn vui tươi. Con cái trong nhà, có cố gắng lắm mới giữ được mỗi bữa cơm gia đình, chứ còn trong ngày, kế sinh nhai phải dẫn chúng nó đi biền biệt. Những đứa cháu khôi ngô dễ thương nói thứ tiếng Việt nghe lơ lớ buồn cười, và cứ ngơ cái mặt ra mỗi khi bố mẹ ông bà nói một câu tiếng Việt nào với chúng. Câu chuyện trên điện thoại thỉnh thoảng nghe những tiếng thở dài xót xa cho người thân kẻ lạ nào đó vì hoàn cảnh phải vào ở trong nhà dưỡng lão một mình, xung quanh không lấy một ai hiểu được một thói quen rất đơn sơ: rằng thực phẩm của tôi mỗi ngày không thể thiếu cơm chan nước mắm. Ngồi một mình, chỉ mong có con có cháu đến chở mình đi thăm một gia đình quen người Việt Nam, hay cuối tuần đi chợ ngửi lại mùi mắm quen thuộc, và nghe lại câu kinh ê a mình đã học từ thuở nảo thuờ nào.
Vâng, Đấng Cứu Tinh ơi, ngày xưa dân Israel mấy trăm năm mong chờ Ngài đến, Ngài đã đến rồi, hơn hai ngàn năm qua, con cái của Ngài vẫn không ngừng rên xiết nỗi đau cô đơn. Đến, xin đến ôi Đấng Cứu Tinh!
Friday, May 1, 2009
Đến Ngày Thi thích Thơ Nhảm Nhí
Con gái ngây thơ là con gái trong nhà trẻ.
Nói tiếng Anh trôi chảy
Gặp từ khó, nhảy qua tiếng Việt
Học, học nữa, học mãi, hộc máu.
Sunday, April 26, 2009
Ba`i vie^'t cu?a Nghe^. Si~ Tha`nh Lo^.c
Cháu để tóc dài và cắt tỉa khá cầu kỳ , fashion !, phù hợp với tuổi teen của cháu . Gặp cháu ở sân bay , tôi khen tóc đẹp , cháu mừng húm thở phào nhẹ nhỏm vì sợ ở VN nói tóc này là lưu manh !. Tôi bảo bọn trẻ tuổi teen bên này cũng để tóc giống cháu , có khi còn hơn , không tin thì tối thứ bảy hay chủ nhật đến Diamond plaza sẽ thấy. Chở cháu đi chơi trên xe vespa làm cháu thích lắm , lần đầu tiên ngồi xe gắn máy mà , cháu nói " chơi cái này vui quá ! " , cái giọng lơ lớ ngòng ngọng thật là dễ thương ! Cháu muốn về VN là để tập nói tiếng Việt , để về lại bên ấy cháu sẽ tự hào với các bạn cháu là cháu cũng đã về quê giống như các bạn rồi , hình như bọn trẻ xem việc về quê là 1 thành tích , nói sỏi tiếng mẹ đẻ là 1 kỳ công !
Cháu bảo rằng về VN vui quá , đi đâu cũng thấy vui , không buồn như bên cháu , chỉ vui được cuối tuần ! Chắc vì bên ấy cháu phải đi học và ba mẹ cháu còn phải đi làm , cháu không được gần người thân nhiều như những ngày bên này có bà ngoại , có 2 cậu ruột hài hước và cưng cháu (!) , gặp được nhiều người Việt ồn ào vui tính....nên cháu mới nói thế thôi ! trẻ con mà !. Nhưng không phải là cháu đã không có óc quan sát và nhận định khá chính chắn : " các bạn teen bên VN ăn mặc đẹp , tóc đẹp , nhưng con thấy.....bị over quá ,sao lại nối tóc giả ? không giống teen bên con , họ cũng mặc đồ đẹp , fashion nhưng không có lố như bên này ! " Giải thích cho cháu là bên này khi đi học các bạn không được để tóc dài , phải mặc đồng phục và tác phong phải nghiêm túc , nên cuối tuần khi đi chơi các bạn mới ăn diện cho đã , cháu nhận định : " Như vậy là sống không có thật . Ở trường sao thì ở ngoài cũng phải vậy , vì các bạn có làm ra tiền đâu mà ăn diện như vậy ? " ...Thảo nào mà khi mua quà cho cháu , nó cứ nhất định không chịu lấy " Con không muốn lấy tiền của cậu đâu !" , ba cháu dạy rằng khi chưa làm gì ra tiền thì không được phung phí vì chung quanh cháu còn rất nhiều người đói khổ . Bên ấy cháu là trưởng nhóm chuyên đi quyên góp tiền để giúp đỡ người nghèo .
Đi shopping về , cháu nói với mẹ :'' Ở VN người bán cũng lịch sự và nói hay như người bán bên mình ( ý nói là ở bên ấy !) , nhưng bên mình người ta nói thật , còn ở VN con thấy hình như người ta không thật lắm, giống như nói dối vậy !!!". Giá như cháu biết rằng ở đây người ta còn có thể thay bê tông cốt sắt bằng bê tông cốt tre bất chấp sinh mạng con người sống chết ra sao để bỏ tiền công vào túi riêng ! Giá như cháu biết rằng người ta có thể ăn cắp tiền từ thiện của người dân quyên góp giúp đở cho các gia đình thân nhân của những người tử nạn sập cầu Cần Thơ mà không hề bị kỷ luật hay xử phạt gì ! Giá như cháu biết rằng đã có biết bao nhiêu thế hệ học sinh đã trở thành nạn nhân của những cuộc cải cách giáo dục ngu xuẩn đào tạo ra những kẻ cơ hội , bất tài chỉ biết chạy theo thành tích ! giá như , giá như ...và nhiều cái giá như như vậy nữa thì cháu sẽ hiểu một cách thấu đáo như thế nào là giá trị của sự nói thật , sống thật . Nói dối trong buôn bán có thấm gì đâu ....
Cháu yêu của cậu , cuộc đời vốn dĩ không phải là thiên đường , mà làm gì có thiên đường trong cõi thực đâu cháu , đó chỉ là khái niệm mang tính tương đối tùy vào thâm thái của ta khi tiếp nhận cõi thực mà mình đang tồn tại trong nó mà thôi . Cậu muốn cháu tiếp cận một tuổi teen khác , bên cạnh một tuổi teen hào nhoáng , lòe loẹt hằng đêm lượn lờ trong các plaza không biết làm gì ngoài việc đánh quần đánh áo còn có một tuổi teen vận động nhau làm việc từ thiện giúp người , một tuổi teen bán đấu giá vật kỷ niệm , quyên góp tiền để giúp trẻ em bị ung thư , mù mắt , một tuổi teen vận động hằng triệu ly sữa cho trẻ em nghèo bằng những entry trên mạng , một tuổi teen bạo gan dám chụp hình "táo bạo" mục đích chỉ để gây sự chú ý vào việc vận động cộng đồng làm việc từ thiện .....tất cả những việc đó chỉ để chứng tỏ rằng teen không hề thờ ơ với những nổi bất hạnh của người khác cho dù có đôi khi việc làm của các cháu do thiếu kinh nghiệm có thể bị người lớn hiểu lầm và chỉ trích ! Giống như cháu và ba cháu đã từng không hiểu nhau ! Nhưng cháu và các teen ở đây đã có điểm giống nhau là những người sống thật , thích nói thật và đã có được những người cha , người mẹ dạy dỗ các cháu thật tốt
Cuộc đời như 1 trái táo thơm , thơm nhưng không phải là không có chổ sâu , vì có sâu nên mới có vị ngọt ! Nghệ thuật sống là phải biết nhìn thấy để lừa chổ sâu mà tìm thấy vị ngọt , để mà thấy cuộc đời vẫn đẹp , vẫn đáng sống làm sao !. Sống tốt như vậy thì dù teen các cháu có nhuộm xanh nhuộm đỏ , những việc làm có ích cho cộng đồng của các cháu chính là vị ngọt ban đầu của trái táo đời , và bên cạnh những ác quỷ là những kẻ cắp , vô lương tâm , phi nhân tính kia...thì trong mắt cậu , cháu và những teen như cháu là những thiên thần , những thiên thần máu Việt !
Tuesday, March 24, 2009
Chặng Đàng Thánh Giá
Năm 2007: Song ngữ, dùng trong GX Đức Mẹ Việt Nam cho cộng đoàn, có nhạc và slideshow phụ họa.
Năm 2008: Biên soạn và trình bày bởi lớp Vào Đời II, song ngữ, có hoạc cảnh cho mỗi chặng. Đây là Chặng Đàng đã được rút gọn.
Friday, March 20, 2009
LORD, HAVE YOUR WAY IN ME
Lord with all my heart I worship You
All I have within me I give You praise
All that I adore is in You
Lord I give You my heart
I give You my soul
I live for You alone
Every breath that I take
Every moment I'm awake
Lord have Your way in me.
Đây muôn câu ca chúc Ngài, từ mãi thâm sâu
Đây con tim khao khát, thờ lạy Giêsu.
Trọn một đời, vui với buồn, nguyện mãi tôn vinh
Trọn một lòng yêu mến, mình Ngài Giêsu.
Chúa hỡi, trái tim của con, hồn xác hay tâm tư
Nguyện hiến dâng cho Ngài mãi.
Mỗi phút sống đời nhân gian, từng nhịp thở trong con người con,
Nguyện ý Chúa luôn vẹn tròn.
Thursday, March 19, 2009
ABOVE ALL - TÌNH CAO SÂU
Verse 1
Above all powers, Above all kings
Above all nature, And all created things
Above all wisdom, And all the ways of man
You were here before the world began
Verse 2
Above all kingdoms, Above all thrones
Above all wonders the world has ever known
Above all wealth and treasures of the earth
There's no way to measure what You're worth
CHORUS
Crucified, laid behind the stone
You lived to die, rejected and alone
Like a rose trampled on the ground
You took the fall, and thought of me
Above all.
TÌNH CAO SÂU
Vượt quyền quý cao sang, quyền thần thế gian
Vượt ngàn kiếp sinh linh, trên hết muôn dân trần hoàng.
Ngài từ xưa đó đã có trước khi trời đất
Ôi, quyền năng Thiên Chúa có ai sánh bằng.
Một lời Chúa ban ra, thì liền có ngay
Mặt trời, ánh sao đêm, muôn thú cá chim từng bầy.
Người từ bụi đất, Chúa thổi hơi ban sự sống
Ôi, tình yêu Thiên Chúa, ôi sao tuyệt vời
Trên thập giá, Ngài chịu chết đau thương
Chịu chôn huyệt đá, trời đen khóc thê lương
Sống kiếp người đắng cay hay khổ đau
Chúa không e ngại, vì yêu đoàn con
Tình cao sâu.
Sunday, February 1, 2009
Mười Điều Răn cho người Salêdiêng theo Thánh Phanxicô Salesio
Mười Điều Răn cho Người Sa-lê-diêng theo Thánh Phan-xi-cô Sa-lê |
Người viết: Lê An Phong, SDB | |
24/01/2009 | |
Lê An Phong, SDB (Từ lời của Thánh Phan-xi-cô Sa-lê và vài gợi ý suy tư tĩnh tâm của cha Morand Wirth, SDB) 1. Tiên vàn hãy tìm kiếm điều mà Thiên Chúa yêu thích “Đó là trung tâm không hề di dời trong đời sống của tôi; tất cả mọi ước mơ và hành động của tôi đều xoay quanh hạt nhân ấy”. Thiên Chúa yêu thích những gì thiện hảo, người Sa-lê-diêng sống và hoạt động theo thánh ý Thiên Chúa, hay là họ định hướng đời mình theo những sự thiện hảo của Thiên Chúa. 2. Hãy làm tất cả mọi sự với Lòng Mến “Đó là nguyên tắc cản bản của sự vâng phục: hãy làm tất cả vì tình yêu thương, chứ đừng làm vì sự ép buộc. Hãy yêu mến sự vâng lời hơn là sợ hãi sự bất tuân phục”. Đức Ái là căn bản của sự hoàn thiện nơi con người. Chính tình yêu khiến chúng ta chu toàn mọi sự cách tốt đẹp. 3. Không xin gì cũng không từ chối điều gì “Hãy đặt mọi sự trong bàn tay quan phòng của Thiên Chúa, đừng dừng lại ở bất cứ một đam mê nào ngoài niềm đam mê làm mọi sự mà Thiên Chúa muốn nơi ta”. Đây không phải là thái độ dửng dưng của người Sa-lê-diêng, xem mọi sự “có như không” và “không như có”: tất cả không có giá trị hay chẳng quan trọng gì. Điều mà người Sa-lê-diêng phải sống là “thái độ dửng dưng thánh thiện”: không dính bén, biết đặt tất cả những gì mình có hay không có, còn hay mất vào tay Thiên Chúa để chính Người ra tay. 4. Hãy xây dựng mọi sự từ bên trong “Tôi chưa bao giờ chấp nhận phương thức của những nhà cải cách, muốn thay đổi con người từ những gì bên ngoài như tóc tai, áo quần, cách sinh hoạt... Tôi nghĩ rằng phải thay đổi từ bên trong trước rồi sau đó mới đến các sự bên ngoài... Con tim luôn là cội nguồn của mọi hành động, mọi sự tuỳ thuộc vào đây... Ai có Chúa Giêsu ngự nơi trái tim mình sẽ kiên vững trong mọi thử thách”. Trong khi thế giới này muốn làm thay đổi con người từ bên ngoài, người Sa-lê-diêng cần phải suy nghĩ luôn đến việc thay đổi từ bên trong, thay đổi tận căn và thay đổi vì những đòi hỏi của trái tim biết yêu thương với một tình yêu không tính toán như Chúa Giêsu đã dạy. 5. Hãy tiến bước trong sự bình thản “Sự vội vàng và nôn nóng chẳng mang lại ích lợi chi cả; ao ước một đời sống thiêng liêng thì tốt lành đó, nhưng nhớ là đừng nôn nóng. Sự chữa lành nếu được tiến hành trong bình thản sẽ an toàn hơn”. Giữa bao bề bộn của công việc, người Sa-lê-diêng dễ dàng nóng nảy và vội vàng. Sự bình thản luôn là yếu tố quan trọng để đủ trí lực mà giải quyết mọi vấn đề. Sự bihnh thản cũng là dấu hiệu của một tâm hồn biết đường hướng phải theo và biết phó thác vào Đấng là Chủ thể mọi công trình mà ta đang làm. 6. Hãy suy nghĩ luôn về “giây phút hiện tại” của Thiên Chúa “Chúng ta hãy suy nghĩ để thực hiện những hành động ngay bây giờ, trong hiện tại, vì cái gọi là “ngày mai” đối với chúng ta hôm nay sẽ trở thành “hôm nay” vào ngày mai”. Người Sa-lê-diêng hãy nhớ lời của Don Bosco để sống như thể ngày mai sẽ là ngày sau cùng của cuộc đời, và để làm việc như ngày mai không bao giờ kết thúc. 7. Hãy bắt đầu lại mỗi ngày “Mỗi một ngày chúng ta hãy bắt đầu lại bước tiến của đời sống thiêng liêng, và nếu biết suy nghĩ sâu xa về điều này chắc chắn chúng ta sẽ không còn ngạc nhiên nếu thấy mình vẫn còn nhiều điều thiếu sót. Không có một điều gì có thể xem là hoàn hảo ngay từ đầu nơi con người, bởi thế cần phải bắt đầu đi và bắt đầu lại mãi luôn”. Đây cũng là điều liên quan đến việc xét mình hằng ngày để có những quyết định dấn thân phù hợp và nổ lực không ngừng nơi người Sa-lê-diêng. 8. Hãy tận dụng tất cả mọi cơ hội để nên thánh “Anh em hãy biết đón nhận những chuyện bất công, những khó chịu, mất mát nho nhỏ vẫn thường xảy ra hằng ngày. Những dịp hy sinh nho nhỏ như thế nếu được sống với lòng mến sẽ trở nên dịp thuận tiện để anh em chiếm được trái tim rộng lớn của Thiên Chúa”.Người Sa-lê-diêng không cần phải tìm những gì có vẻ lớn lao, chỉ cần làm những việc nhỏ và chu toàn các bổn phận hằng ngày thò họ cũng đủ để đáng được hưởng phần thưởng lớn rồi. 9. Hãy sống vui tươi “Anh em hãy tiến bước trong niềm vui và cùng với cõi lòng rộng mở; trong trường hợp nếu anh em không thể luôn luôn tiến bước trong niềm vui, thì hãy tiến bước với lòng can đảm và sự tin tưởng, phó thác”. Với người Sa-lê-diêng, việc bổn phận hằng ngày không khi nào thiếu. Linh đạo nên thánh mà Don Bosco chi cho Domenico Savio bắt đầu từ kinh nghiệm của Ngài: Nên thánh bằng cách chu toàn bổn phận trong niềm vui, phụng sự Chúa trong niềm vui. 10. Hãy sống trong tinh thần tự do “Tôi không bao giờ đắn đo khi phải thay đổi một vài nguyên tắc sống của minh nếu việc mục vụ đòi hỏi... Cám ơn Chúa đã ban cho tôi lòng yêu mến tinh thần tự do cũng như sự ghét bỏ những điều mất trật tự và tính phóng túng”. Đới với người Sa-lê-diêng, sống theo một nguyên tắc hay tự tạo cho mình một nguyên tắc nào đó cho công việc là điều cần thiết, nhưng họ phải biết mềm dẻo và thích ứng với nhu cầu mục vụ. Ta cũng nên biết rằng:tính mềm dẻo và biết thích ứng hoàn toàn khác với kiểu sống vô tổ chức hay phóng túng; tinh thần tự do khác với tính ưa thích tự do hay chủ nghĩa tự do. ( LAP tổng hợp và chuyển ngữ. Mừng Lễ Thánh Phan-xi-cô Sa-lê 24-01-09, Roma) |